Jan 02, 2020
Từ nay đến 05/01/20 VNA giảm 10% giá vé máy bay
Nhân dịp năm mới 2020, VietnamAirlines giảm giá 10% cho các hành trình Nội địa và Quốc tế. Khởi hành: 01/01/2020 - 30/06/2020.
028.6683.6980
Hotline 24/7: 091.668.9880
info@bacdautravel.com
Pantheon, ngôi đền của "mọi vị Thần"
Một trong những công trình để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi trong chuyến đi tới Rome, đó là đền thờ Pantheon, một sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế kiến trúc và kiến thức Thiên Văn học cổ đại.
Pantheon, ngôi đền của "mọi vị Thần" được thiết kế tọa Nam hướng Bắc, với hình dáng của một khối cầu khổng lồ có đường kính khoảng 43m.
Chính giữa mái vòm, đỉnh của khối cầu là 1 khoảng trống hình tròn đường kính gần 8m. Đây chính là trái tim của công trình, cho phép chúng ta được chiêm ngưỡng 1 màn trình diễn ánh sáng vô cùng tráng lệ vào thời điểm trưa của ngày Xuân/Thu Phân (Equinox). Chùm ánh sáng sẽ chiếu chính xác tới lối vào (cổng nằm ở phía Bắc của đền Pantheon).
Màn trình diễn ánh sáng này còn tiếp diễn từ Xuân Phân cho đến lễ Phục Sinh và 21/4, thời điểm mà các Hoàng Đế sẽ bước qua cánh cổng để vào ngôi đền dưới chùm ánh sáng rực rỡ của các vị Thần.
Tôi đã nói về rất nhiều loại đồng hồ Mặt Trời (sundial), nhưng với Pantheon thì không chỉ đơn giản là 1 chiếc sundial. Bởi vì các sundial ở thế kỷ thứ 1 đều được thiết kế phẳng và bạn chỉ đọc được giờ trong ngày. Nhưng ở Pantheon, bạn được chiêm ngưỡng chiếc đồng hồ 3 chiều có niên đại 2000 năm tuổi, và có thể biết được giờ cũng như ngày tháng trong năm.
Cũng cần phải nói thêm rằng, ngày sinh nhật của Hoàng đế Augustus là 23/9 chính là ngày Thu Phân, cũng chính là điểm được khắc trên tường ở cổng của đền Patheon - nơi ánh sáng sẽ chiếu vào.
Một điểm rất lạ, mặc dù trên mái vòm có cái lỗ trống 8m là cực lớn, nhưng lại rất hiếm khi nước mưa đổ vào bên trong ngôi đền dị giáo này.
Vì sao lại biết nó là "dị giáo", bởi vì cửa của ngôi đền quay về hướng Bắc, trong khi kiến trúc nhà thờ Công Giáo đều theo quy tắc cửa hướng Đông.
Nhìn vào hình chụp vệ tinh, nếu kéo 1 đường từ đền Pantheon đến tấm bia đá Ai Cập mà Augustus cho dựng từ xưa (sau thành quảng trường Nhân Dân - Piazza del Popolo được ông Michelangelo sửa chữa), thì chúng ta có 1 trục Bắc-Nam. Cái trục này sẽ tạo ra 1 sự vuông góc hoàn hảo với trục Đông Tây kéo dài từ quảng trường ở trước cửa Thánh đường Vatican.
Đôi khi tôi tự hỏi, phải chăng người xưa có những kiến thức và khả năng trắc đạc siêu việt hơn chúng ta bây giờ?