028.6683.6980

Hotline 24/7: 091.668.9880

info@bacdautravel.com

NGỰ ĐỊNH TINH LỊCH KHẢO NGUYÊN - Quyển 2

 

Ngự định Tinh Lịch Khảo Nguyên - quyển nhị


Niên Thần Phương Vị

(phương hướng, vị trí, các thần của năm)



Tam Nguyên niên cửu tinh

"Hoàng Đế độn Giáp kinh" viết: "Cái Tam Nguyên ấy, khởi ở Cửu Cung vậy. Lấy cửa Hưu là Nhất Bạch, của Tử là Nhị Hắc, của Thương là Tam Bích, cửa Đỗ là Tứ Lục, Trung Cung là Ngũ Hoàng, cửa Khai là Lục Bạch, cửa Kinh là Thất Xích, cửa Sinh là Bát Bạch, cửa Cảnh là Cửu Tử".

"Quỷ Cốc Tam Nguyên ca" viết:
"Hiên Viên hoàng đế chiến xi vưu,
Trác Lộc kinh kim khổ vị hưu,
Ngẫu ngộ thiên thần thụ phù quyết,
Đăng đàn trí tế cẩn kiền tu.
Thần long phụ đồ xuất Lạc Thủy,
Thái hoàng hàm thư bích vân lý,
Nhân mệnh phong hậu diễn thành văn,
Độn Giáp Kỳ Môn tòng thử thủy,
Tiên tu chưởng thượng bài cửu cung,
Tung hoành thập ngũ tại kỳ trung,
Tu tương bát quái luân bát tiết,
Nhất khí thống tam vi chính tông."
Dịch Nghĩa:
"Hiên Viên Hoàng Đế đánh nhau với Xi Vưu, vùng Trác Lộc trải qua đau khổ không ngừng, vô tình được thiên thần truyền thụ phù quyết, đăng đàn kính xin. Rồng thần cõng đồ hình hiện ra ở Lạc Thủy sắc vàng mang chữ trong mây xanh, theo lệnh diễn thành văn, Độn Giáp Kỳ Môn theo đó bắt đầu, trước tiên cần trên bàn tay an bài 9 cung, mỗi hàng ngang dọc có tổng là 15, cần đem Bát Quái luân chuyển 8 Tiết, một khí thống quản ba là chính tông".

"Thông Thư" nói: "Cái Cửu Cung ấy, rùa thần cõng chữ trên lưng, vua Vũ nhân đó mà bày ra Cửu Trù, tức Lạc Thư. Đội 9 đạp 1, trái 3 phải 7, 2 với 4 là vai, 6 với 8 là chân, 5 ở giữa, dọc ngang chéo đều thành 15 vậy. Hà Đồ thì Thiên Nhất, Địa Nhị, Thiên Tam, Địa Tứ, Thiên Ngũ, Địa Lục, Thiên Thất, Địa Bát, Thiên Cửu, Địa Thập. Mà các nhà Nho trước đây có thuyết bỏ 10 dùng 9, điều mà họ gọi là Hà Đồ Lạc Thư cùng nhau làm thành Kinh Vĩ, Bát Quái Cửu Chương cùng nhau làm thành Biểu Lý vậy.

Trương Hành thời Đông Hán biến Cửu Chương thành Cửu Cung, từ Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử. Chia ra Tam Nguyên Lục Giáp. Lấy số làm phương. Mà Nhất Bạch cư Khảm, Nhị Hắc cư Khôn, Tam Bích cư Chấn, Tứ Lục cư Tốn, Ngũ Hoàng trung cung, Lục Bạch cư Càn, Thất Xích cư Đoài, Bát Bạch cư Cấn, Cửu Tử cư Ly, chính là Cửu Cung. Tĩnh thì tùy theo phương mà xác định, Động thì tùy theo số mà lưu hành.

Đối chiếu: Thượng Nguyên Giáp Tý thì Trung Cung khởi Nhất Bạch, Trung Nguyên Giáp Tý khởi Tứ Lục, Hạ Nguyên Giáp Tý khởi Thất Xích, Tam Nguyên 180 năm là một vòng. Cái 180 đó, dùng 9 số ở các cung với 60 Hoa Giáp đều có thể trải qua hết vậy, hàng năm chuyển nghịch. Như năm Giáp Tý thì Trung Cung khởi Nhất Bạch, năm Ất Sửu thì Trung cung khởi Cửu Tử, mà kỳ thực năm Giáp Tý thì Nhất Bạch ở Trung Cung, đến năm Ất Sửu thì Nhất Bạch ở Càn Lục, cho nên Tử (sắc tía, tím) tại Trung Cung, tưởng là nghịch mà thực ra lại thuận vậy, lấy cái năm mà sao nào trực để nhập vào Trung Cung, thuận hành Cửu cung. Như năm Khang Hi thứ 23, Giáp Tý sao Nhất Bạch nhập Trung Cung, Nhị Hắc ở càn, Tam Bích ở Đoài, Tứ Lục ở Cấn, Ngũ Hoàng ở Ly, Lục Bạch ở Khảm, Thất Xích ở Khôn, Bát Bạch ở Chấn, Cửu Tử ở Tốn vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó.


Thể là Địa Bàn, Dụng là Thiên Bàn

Tốn tứ lục................Ly cửu tử................Khôn nhị hắc

Chấn tam bích....Trung ngũ hoàng.......Đoài thất xích

Cấn bát bạch.......Khảm nhất bạch........Càn lục bạch


Tốn tứ...........trung ngũ...........Càn lục
Chấn tam.................................Đoài thất
Khôn nhị...................................Cấn bát
Khảm nhất.................................Ly cửu

Tĩnh thì tùy theo phương mà xác định, Động thì tùy theo số mà lưu hành.
 
Tam Nguyên niên cu tinh nhp Trung Cung
Năm Khang Hi thứ 23 Giáp Tý là Thượng nguyên

Thượng ng.....Trung ng.....Hạ nguyên..Tam nguyên thái tuế sở tại

Nhất bạch........tứ lục...........thất xích.......giáp tý, quý sửu, nhâm ngọ, tân mão, canh tý, kỷ dậu, mậu ngọ.

Cửu tử..............tam bích......lục bạch.......ất sửu, giáp tuất, quý mùi, nhâm thìn, tân sửu, canh tuất, kỷ mùi.

Bát bạch..........nhị hắc........ngũ hoàng...bính dần, ất hợi, giáp thân, quý tị, nhâm dần, tân hợi, canh thân.

Thất xích..........nhất bạch.....tứ lục...........đinh mão, bính tý, ất dậu, giáp ngọ, quý mão, nhâm tý, tân dậu.

Lục bạch..........cửu tử..........tam bích.......mậu thìn, đinh sửu, bính tuất, ất mùi, giáp thìn, quý sửu, nhâm tuất.

Ngũ hoàng.......bát bạch......nhị hắc.........kỷ tị, mậu dần, đinh hợi, bính thân, ất tị, giáp dần, quý hợi.

Tứ lục................thất xích......nhất bạch.....canh ngọ, kỷ mão, mậu tý, đinh dậu, bính ngọ, ất mão.

Tam bích..........lục bạch.......cửu tử...........tân mùi, canh thìn, kỷ sửu, mậu tuất, đinh mùi, bính thìn.

Nhị hắc............ngũ hoàng....bát bạch......nhâm thân, tân tị, canh dần, kỷ hợi, mậu thân, đinh tị.


Tam Nguyên nguyt cu tinh
Thượng Nguyên Giáp Tý, tháng Giêng khởi Bát Bạch ở Trung Cung, cái này do tháng 11 Giáp Tý năm trước đó khởi Nhất Bạch, tháng 12 khởi Cửu Tử, cho nên tháng Giêng của năm nay khởi Bát Bạch vậy, 3 năm là một vòng, cái này do 3 năm có 36 tháng, lấy số 12 tháng với số 9 cung, đều có thể trải qua hết vậy, cho nên lấy các năm Tý Ngọ Mão Dậu làm Thượng Nguyên, tháng Giêng khởi Bát Bạch, các năm Thìn Tuất Sửu Mùi làm Trung Nguyên, tháng Giêng khởi Ngũ Hoàng, các năm Dần Thân Tị Hợi làm Hạ Nguyên, tháng Giêng khởi Nhị Hắc, cũng lấy trực tinh của nó nhập Trung Cung, thuận hành 9 cung, với niên cửu tinh là tương tự vậy.


Tam Nguyên nguyt cu tinh nhp trung cung

Thượng Nguyên Tý Ngọ Mão Dậu 4 Trọng niên
Trung Nguyên Thìn Tuất Sửu Mùi 4 Quý niên
Hạ Nguyên Dần Thân Tị Hợi 4 Mạnh niên
(lần lượt)
Tháng 1 Bát Bạch .......... Tháng 1 Ngũ Hoàng .......... Tháng 1 Nhị Hắc
Tháng 2 Thất Xích .......... Tháng 2 Tứ Lục .................. Tháng 2 Nhất Bạch
Tháng 3 Lục Bạch .......... Tháng 3 Tam Bích .............. Tháng 3 Cửu Tử
Tháng 4 Ngũ Hoàng ...... Tháng 4 Nhị Hắc ................. Tháng 4 Bát Bạch
Tháng 5 Tứ Lục .............. Tháng 5 Nhất Bạch ............. Tháng 5 Thất Xích
Tháng 6 Tam Bích .......... Tháng 6 Cửu Tử .................. Tháng 6 Lục Bạch
Tháng 7 Nhị Hắc ............. Tháng 7 Bát Bạch ............... Tháng 7 Ngũ Hoàng
Tháng 8 Nhất Bạch ......... Tháng 8 Thất Xích .............. Tháng 8 Tứ Lục
Tháng 9 Cửu Tử .............. Tháng 9 Lục Bạch .............. Tháng 9 Tam Bích
Tháng 10 Bát Bạch .......... Tháng 10 Ngũ Hoàng ....... Tháng 10 Nhị Hắc
Tháng 11 Thất Xích .......... Tháng 11 Tứ Lục ............... Tháng 11 Nhất Bạch
Tháng 12 Lục Bạch .......... Tháng 12 Tam Bích ........... Tháng 12 Cửu Tử
 
 
Tuế Đức

"Tằng Môn Kinh" viết: "Tuế Đức ấy, là Đức thần trong Năm vậy. Trong 10 Can, thì có 5 Can là Dương, 5 Can là Âm, Cái Dương ấy, đạo của vua vậy, cái Âm ấy, đạo của bề tôi vậy. Đức của vua thì tự mình nghiêm trị, Đức của thần phải theo vua vậy, cái lý của nó, tụ hợp tất cả vạn phúc, các tai ương tự lánh đi, thích với những việc tu sửa mưu cầu, đồng thời thu hoạch phúc".

"Quảng Thánh Lịch" viết: " Giáp thì Đức tại Giáp, Ất thì Đức tại Canh, Bính thì Đức tại Bính, Đinh thì Đức tại Nhâm, Mậu thì Đức tại Mậu, Kỷ thì Đức tại Giáp, Canh thì Đức tại Canh, Tân thì Đức tại Bính, Nhâm thì Đức tại Nhâm, Quý thì Đức tại Mậu".

Đối chiếu: Luật Lã lục dương, vị trí cai quản tự đắc, lục âm cư ở chỗ xung của chúng. Tuế Đức, thì 5 Dương Can vị trí tự đắc, 5 Âm Can thì lấy chỗ hợp của chúng. Cái Dương lấy chỗ tự đắc làm Đức, mà Âm dùng theo Dương làm Đức vậy.


Tuế Can Hp

"Kim Quỹ Kinh" viết: "Tuế Can Hợp ấy, Thiên Địa Âm Dương phối hợp vậy, chủ trừ diệt tai họa tội lỗi, mà hưng thịnh ban phúc vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tu sửa mưu cầu, khởi công động thổ, thượng quan, giá thú, viễn hành, yết kiến".

"Lịch Lệ" viết: "Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Canh, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Nhâm, năm Mậu tại Quý, dùng cái đó với Tuế Can tương hợp vậy. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.


Tuế Đức Hp

Đối chiếu: Tuế Đức Hợp ấy, chính là Can của Tuế Đức ngũ hợp vậy. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Cho nên Tuế Đức thuộc Dương, Tuế Đức Hợp thuộc Âm.


Tuế Chi Đức

"Thần Khu Kinh" viết: "Tuế Chi Đức ấy, Đức thần trong năm vậy. Đức ấy, đắc vậy, đắc vị của phúc vậy. Chủ cứu nguy rồi đưa tới thành tựu. Chỗ của cái lý của nó, lợi dùng hưng tạo, làm những việc công."

Lý Đỉnh Tộ viết: "Chi Đức ấy, từ Thái Tuế hướng về trước với thần của Ngũ Hợp vậy. Giả sử Tuế tại Giáp Tý, hướng về phía trước gặp Kỷ Tị, mà Giáp với Kỷ hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Lại như Tuế tại Bính Tý, hướng về phía trước gặp Tân Tị, mà Bính với Tân hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Ngoài ra cứ phòng theo đó. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.


Thái Tuế

"Thần Khu Kinh" viết: "Thái Tuế, tượng của người vua, dẫn đầu các thần, thống lãnh phương vị chính giữa, Can vận chuyển theo thứ tự thời gian, tổng thành công hiệu của Tuế. Lấy Thượng Nguyên khi Át gặp năm Khốn Đôn, bắt đầu thấy ở Tý, Tuế chuyển 1 vị trí (tức mỗi năm đi được 1 cung), 12 năm 1 vòng. Nếu quốc gia tuần thú tỉnh lị địa phương, xuất quân mưu tính đất đai, xây dựng cung điện, mở mang biên giới, không thể lấy hướng (Thái Tuế) được. Còn quần chúng lê dân xây sửa nhà cửa, đắp lũy xây tường, cũng cần tránh né (phương hướng có Thái Tuế).

"Hoàng Đế Kinh" viết: "Chỗ của Thái Tuế, nhất định không được xâm phạm".

"Nhĩ Nhã chú" viết: "Tuế ấy, lấy hành trình của Tuế Tinh ở mỗi Thứ vậy". (QNB chú: chữ Thứ này ám chỉ Tuế Thứ tức là tên gọi 12 cung trên Thiên Cầu).

Tào Chấn Khuê viết: "Thái Tuế ấy, Tuế Tinh vậy. Cho nên Mộc Tinh 12 năm đi 1 vòng trời, mỗi năm đi 1 Thứ vậy".


Tu Thư

"Quảng Thánh lịch" viết: Tấu Thư ấy, Thanh Thần của Tuế vậy (QNB chú: Thanh nghĩa là màu xanh, nhưng ở đây ám chỉ là cái thẻ tre có cật tre màu xanh. Xưa, cái thẻ tre viết chữ gọi là sát thanh, để khắc chữ gọi là hãn thanh, các quan Thái Sử dùng cật tre ghi chép công việc nên sử sách gọi là Sử Xanh). Nó chấp chưởng ghi chép tấu lên vua, chủ về quan sát, xem xét. Chỗ của cái lý của nó, phù hợp cúng tế cầu phúc, xây dựng cung điện, sửa sang vườn tường".

"Bồng Doanh thư" viết: "Tuế ở phương Đông, Tấu Thư tại góc Đông Bắc; Tuế ở phương Nam, Tấu Thư ở góc Đông Nam; Tuế ở phương Tây, Tấu Thư ở góc Tây Nam; Tuế ở phương Bắc, Tấu Thư ở góc Tây Bắc".

Tào Chấn Khuê viết: "Tấu Thư ấy, Thủy Thần vậy. Là thần can gián của vua Tuế, giám sát cá nhân, thần của tâm nguyện phẩm hạnh vậy. Thường ở kề cận góc đằng sau Tuế, gọi là cái đạo của phụ tá không dám đứng trước vậy. Ban đầu khởi Càn, thuận theo cái đạo trời vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tiến cử người tài, có lợi cho đất nước.


Bác Sĩ

"Quảng Thánh Lịch" viết: "Bác Sĩ ấy, Thiện Thần của Tuế vậy. Chấp chưởng công văn, chủ soạn thảo dự tính. Chỗ nó cư, lợi cho việc khởi công xây dựng, trùng tu".

"Kham Dư Kinh" viết: "Bác Sĩ ấy, thường cùng với Tấu Thư đối xung. Như Tấu Thư tại Cấn thì Bác Sĩ tại Khôn vậy".

Tào Chấn Khuê viết: "Bác Sĩ ấy, Hỏa Thần vậy. Chấp chưởng minh đường của Thiên Tử, thần của kỷ cương chính trị vậy. Thường đứng ở phương góc, không dám chuyên quyền vậy. Ban đầu khởi ở Tốn, Minh Đường vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể truy tìm hiền tài, có ích cho đất nước".


Lc Sĩ

"Kham Dư Kinh" viết: "Lực Sĩ ấy, Ác Thần của Tuế vậy. Chủ về hình phạt uy phong, chấp chưởng chém giết. Chỗ nó cư, không phù hợp để hướng về, nếu phạm vào lệnh của nó thì người lắm bệnh tật đau khổ".

"Minh Thời Tổng Yếu" viết: "Tuế tại phương Đông, Lực Sĩ ở góc Đông Nam; Tuế tại phương Nam, thì nó ở góc Tây Nam; Tuế tại phương Tây, thì nó ở góc Tây Bắc; Tuế ở phương Bắc, thì nó ở góc Đông Bắc".

Tào Chấn Khuê viết: "Lực Sĩ ấy, là hộ vệ của Thiên Tử, ngự lâm quân vậy. Thường cư ở góc trước Tuế, không dám rời xa vua vậy, chỗ sở tại của nó có thể nói, thần của phương ấy dùng giết kẻ có tội".

Tuế Đức

"Tằng Môn Kinh" viết: "Tuế Đức ấy, là Đức thần trong Năm vậy. Trong 10 Can, thì có 5 Can là Dương, 5 Can là Âm, Cái Dương ấy, đạo của vua vậy, cái Âm ấy, đạo của bề tôi vậy. Đức của vua thì tự mình nghiêm trị, Đức của thần phải theo vua vậy, cái lý của nó, tụ hợp tất cả vạn phúc, các tai ương tự lánh đi, thích với những việc tu sửa mưu cầu, đồng thời thu hoạch phúc".

"Quảng Thánh Lịch" viết: " Giáp thì Đức tại Giáp, Ất thì Đức tại Canh, Bính thì Đức tại Bính, Đinh thì Đức tại Nhâm, Mậu thì Đức tại Mậu, Kỷ thì Đức tại Giáp, Canh thì Đức tại Canh, Tân thì Đức tại Bính, Nhâm thì Đức tại Nhâm, Quý thì Đức tại Mậu".

Đối chiếu: Luật Lã lục dương, vị trí cai quản tự đắc, lục âm cư ở chỗ xung của chúng. Tuế Đức, thì 5 Dương Can vị trí tự đắc, 5 Âm Can thì lấy chỗ hợp của chúng. Cái Dương lấy chỗ tự đắc làm Đức, mà Âm dùng theo Dương làm Đức vậy.


Tuế Can Hp

"Kim Quỹ Kinh" viết: "Tuế Can Hợp ấy, Thiên Địa Âm Dương phối hợp vậy, chủ trừ diệt tai họa tội lỗi, mà hưng thịnh ban phúc vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tu sửa mưu cầu, khởi công động thổ, thượng quan, giá thú, viễn hành, yết kiến".

"Lịch Lệ" viết: "Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Canh, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Nhâm, năm Mậu tại Quý, dùng cái đó với Tuế Can tương hợp vậy. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.


Tuế Đức Hp

Đối chiếu: Tuế Đức Hợp ấy, chính là Can của Tuế Đức ngũ hợp vậy. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Cho nên Tuế Đức thuộc Dương, Tuế Đức Hợp thuộc Âm.


Tuế Chi Đức

"Thần Khu Kinh" viết: "Tuế Chi Đức ấy, Đức thần trong năm vậy. Đức ấy, đắc vậy, đắc vị của phúc vậy. Chủ cứu nguy rồi đưa tới thành tựu. Chỗ của cái lý của nó, lợi dùng hưng tạo, làm những việc công."

Lý Đỉnh Tộ viết: "Chi Đức ấy, từ Thái Tuế hướng về trước với thần của Ngũ Hợp vậy. Giả sử Tuế tại Giáp Tý, hướng về phía trước gặp Kỷ Tị, mà Giáp với Kỷ hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Lại như Tuế tại Bính Tý, hướng về phía trước gặp Tân Tị, mà Bính với Tân hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Ngoài ra cứ phòng theo đó. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.


Thái Tuế

"Thần Khu Kinh" viết: "Thái Tuế, tượng của người vua, dẫn đầu các thần, thống lãnh phương vị chính giữa, Can vận chuyển theo thứ tự thời gian, tổng thành công hiệu của Tuế. Lấy Thượng Nguyên khi Át gặp năm Khốn Đôn, bắt đầu thấy ở Tý, Tuế chuyển 1 vị trí (tức mỗi năm đi được 1 cung), 12 năm 1 vòng. Nếu quốc gia tuần thú tỉnh lị địa phương, xuất quân mưu tính đất đai, xây dựng cung điện, mở mang biên giới, không thể lấy hướng (Thái Tuế) được. Còn quần chúng lê dân xây sửa nhà cửa, đắp lũy xây tường, cũng cần tránh né (phương hướng có Thái Tuế).

"Hoàng Đế Kinh" viết: "Chỗ của Thái Tuế, nhất định không được xâm phạm".

"Nhĩ Nhã chú" viết: "Tuế ấy, lấy hành trình của Tuế Tinh ở mỗi Thứ vậy". (QNB chú: chữ Thứ này ám chỉ Tuế Thứ tức là tên gọi 12 cung trên Thiên Cầu).

Tào Chấn Khuê viết: "Thái Tuế ấy, Tuế Tinh vậy. Cho nên Mộc Tinh 12 năm đi 1 vòng trời, mỗi năm đi 1 Thứ vậy".


Tu Thư

"Quảng Thánh lịch" viết: Tấu Thư ấy, Thanh Thần của Tuế vậy (QNB chú: Thanh nghĩa là màu xanh, nhưng ở đây ám chỉ là cái thẻ tre có cật tre màu xanh. Xưa, cái thẻ tre viết chữ gọi là sát thanh, để khắc chữ gọi là hãn thanh, các quan Thái Sử dùng cật tre ghi chép công việc nên sử sách gọi là Sử Xanh). Nó chấp chưởng ghi chép tấu lên vua, chủ về quan sát, xem xét. Chỗ của cái lý của nó, phù hợp cúng tế cầu phúc, xây dựng cung điện, sửa sang vườn tường".

"Bồng Doanh thư" viết: "Tuế ở phương Đông, Tấu Thư tại góc Đông Bắc; Tuế ở phương Nam, Tấu Thư ở góc Đông Nam; Tuế ở phương Tây, Tấu Thư ở góc Tây Nam; Tuế ở phương Bắc, Tấu Thư ở góc Tây Bắc".

Tào Chấn Khuê viết: "Tấu Thư ấy, Thủy Thần vậy. Là thần can gián của vua Tuế, giám sát cá nhân, thần của tâm nguyện phẩm hạnh vậy. Thường ở kề cận góc đằng sau Tuế, gọi là cái đạo của phụ tá không dám đứng trước vậy. Ban đầu khởi Càn, thuận theo cái đạo trời vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tiến cử người tài, có lợi cho đất nước.


Bác Sĩ

"Quảng Thánh Lịch" viết: "Bác Sĩ ấy, Thiện Thần của Tuế vậy. Chấp chưởng công văn, chủ soạn thảo dự tính. Chỗ nó cư, lợi cho việc khởi công xây dựng, trùng tu".

"Kham Dư Kinh" viết: "Bác Sĩ ấy, thường cùng với Tấu Thư đối xung. Như Tấu Thư tại Cấn thì Bác Sĩ tại Khôn vậy".

Tào Chấn Khuê viết: "Bác Sĩ ấy, Hỏa Thần vậy. Chấp chưởng minh đường của Thiên Tử, thần của kỷ cương chính trị vậy. Thường đứng ở phương góc, không dám chuyên quyền vậy. Ban đầu khởi ở Tốn, Minh Đường vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể truy tìm hiền tài, có ích cho đất nước".


Lc Sĩ

"Kham Dư Kinh" viết: "Lực Sĩ ấy, Ác Thần của Tuế vậy. Chủ về hình phạt uy phong, chấp chưởng chém giết. Chỗ nó cư, không phù hợp để hướng về, nếu phạm vào lệnh của nó thì người lắm bệnh tật đau khổ".

"Minh Thời Tổng Yếu" viết: "Tuế tại phương Đông, Lực Sĩ ở góc Đông Nam; Tuế tại phương Nam, thì nó ở góc Tây Nam; Tuế tại phương Tây, thì nó ở góc Tây Bắc; Tuế ở phương Bắc, thì nó ở góc Đông Bắc".

Tào Chấn Khuê viết: "Lực Sĩ ấy, là hộ vệ của Thiên Tử, ngự lâm quân vậy. Thường cư ở góc trước Tuế, không dám rời xa vua vậy, chỗ sở tại của nó có thể nói, thần của phương ấy dùng giết kẻ có tội".
 
 
Tàm Tht

"Kham Dư Kinh" viết: "Tàm Thất ấy, Hung Thần của Tuế vậy. Chủ về sự việc của kén tằm kéo sợi trắng. Chỗ của cái lý của nó, không thể tu sửa, nếu phạm vào, tơ tằm mất mùa.

"Quảng Thánh Lịch" viết: "Tàm Thất ấy, thường đối xung với Lực Sĩ".

Tào Chấn Khuê viết: "Tàm Thất ấy, chỗ của Tằm Thần vậy".

"Lễ Ký" nói: "Thời xưa từ Thiên Tử tới Chư Hầu, nhất định có cây dâu đực, kén tằm, gần sông mà thành, xây cung 1 Nhẫn 3 Thước (QNB chú: Nhẫn là đơn vị đo chiều dài cổ, thời Chu thì 1 Nhẫn = 6 thước 4 tấc 8 phân, thời Hán thì 1 Nhẫn = 8 thước), Cức tường mà chặn bên ngoài (QNB chú: Cức là 1 loại cây táo mà thời nhà Chu trồng ở sân trước hoàng cung, thường thành cụm 3 cây Hòe 9 cây Cức, lúc các quan chờ tới giờ vào chầu thì phân chia thứ bậc để ngồi, tước Tam Công ngồi ở 3 cây Hòe, tước Cửu Khanh thì ngồi ở 9 cây Cức, sau này Tam Công Cửu Khanh còn gọi là Tam Hòe Cửu Cức), và buổi sáng lúc bình minh, da của vua có dấu đốm trắng, chọn phu nhân của tam cung, cát lợi của phụ nữ, dùng đưa vào Tàm Thất, dâng giống tắm ở sông, cây dâu so với cây dâu đực, gióng dừng mới ăn vậy".

"Nguyệt Lệnh" viết: "Tháng của Quý Xuân, đám hậu phi tề giới, thân thích đích thân chăn tằm, cấm phụ nữ xem, bỏ bớt phụ nữ đã dùng, dùng khuyến khích việc chăn tằm, việc chăn tằm đã chín, chia kén đo tơ, dùng làm trang phục của giao miếu, không dám biếng nhác".

Như thế có thể thấy, chính là Tàm Thất khởi ở Khôn. Khôn ấy, vị trí của Ngọc Đường, chỗ của hậu cung, đất của sông rộng. Chỗ tuần hành của nó ở Tứ Duy. Cái áp dụng ở vị trí thổ của Tứ Quý, áp dụng cái nghĩa của gần sông, phương hướng sở tại, từ Thiên Tử tới thứ dân đều nguyện cúng tế.


Tàm Quan

"Lịch Lệ" viết: "Tàm Quan ấy, thần của năm chấp chưởng tơ tằm vậy. Chỗ của nó quản lý, kị xây dựng cung thất, phạm vào thì tằm mẹ lắm bệnh, kén tằm thất thu".

Lê Cán viết: "Tuế tại phương Đông, cư Tuất; tại phương Nam, cư Sửu; tại phương Tây, cư Thìn; tại phương Bắc, cư Mùi".

Đối chiếu: Tàm Quan ấy, nói chung về các quan coi việc phòng dâu tằm, khiến tằm được nuôi vậy. Như Tuế ở phương Đông thuộc Mộc, mà Mộc thì có Dưỡng ở Tuất, cho nên (Tàm Quan được an) tại Tuất. Tuế ở phương Nam thuộc Hỏa, mà Hỏa có Dưỡng ở Sửu, cho nên tại Sửu. Tuế tại phương Tây thuộc Kim, mà Kim có Dưỡng ở Thìn, cho nên tại Thìn. Tuế tại phương bắc thuộc Thủy, mà Thủy có Dưỡng ở Mùi, cho nên tại Mùi vậy.


Tàm Mnh

"Lịch Lệ" viết: "Tàm Mệnh ấy, thần chấp chưởng mệnh của tằm vậy. Chỗ của nó quản lý, không thể cử động, trăm sự phạm vào, chủ hại tằm thất thu tơ kén".

Lê Cán viết: "Tuế tại phương Bắc, (Tàm Mệnh) cư Thân; Tuế tại phương Đông, cư Hợi; Tuế tại phương Nam, cư Dần; Tuế tại phương Tây, cư Tị".

Đối chiếu: Tàm Mệnh ấy, chỗ được sinh của tằm vậy. Như Tuế tại phương Bắc thuộc Thủy, mà Thủy có (Tràng) Sinh ở Thân, cho nên (Tàm Mệnh ở Thân); Tuế tại phương Đông thuộc Mộc, Mộc Sinh ở Hợi, cho nên tại Hợi; Tuế tại phương Nam thuộc Hỏa, Hỏa Sinh ở Dần, cho nên tại Dần; Tuế tại phương Tây thuộc Kim, Kim Sinh ở Tị, cho nên tại Tị.

Tàm Mệnh ngày nay, năm Tý, tại Mùi; năm Sửu tại Ngọ; năm Dần, tại Hợi; năm Mão, tại Tuất; năm Thìn tại Tị; năm Tị, tại Sửu; năm Ngọ, tại Dần; năm Mùi, tại Thân; năm Thân, tại Mão; năm Dậu, tại Thìn; năm Tuất, tại Tý; năm Hợi, tại Dậu. Những cái này e rằng có sự sai lầm.

Lại đối chiếu: Vạn Toàn Quảng Tế nói: "năm Hợi Tý Sửu, Mùi Khôn Thân; năm Dần Mão Thìn, Tuất Càn Hợi; năm Tị Ngọ Mùi, Sửu Cấn Dần; năm Thân Dậu Tuất, Thìn Tốn Tị". Giả như năm Hợi Tý Sửu, Tàm Quan tại Mùi, Tàm Thất tại Khôn, Tàm Mệnh tại Thân vậy, ngoài ra cứ phỏng theo đó.
 
 
TháÂm

"Thần Khu Kinh" viết: "Thái Âm ấy, phía sau Tuế vậy, thường cư ở sau Tuế 2 thần. Chỗ nó quản lý, không thể khởi công xây dựng, sửa chữa".

"Bồng Doanh Thư" viết: "Tuế tại Tứ Mạnh, thì cùng với Đại Tướng Quân hợp; ở Tứ Trọng, tên là Quần Sửu".

Tào Chấn Khuê viết: "Chỗ của hậu phi ấy, hậu cung vậy. Sao của hậu cung, ở tại chỗ sau Đế 2 sao. Tử Vi viên, Bắc cực ngũ tinh, sao thứ 2 là Đế tinh, sao thứ tư là hậu cung. Cho nên Thái Âm thường ở sau Thái Tuế 2 thần, năm Tý khởi Tuất thuận hành 12 thần. Như năm Tý tại Tuất thì năm Sửu tại Hợi, năm Dần tại Tý vậy".


Đại Tướng Quân

"Thần Khu Kinh" viết: "Đại Tướng Quân ấy, Đại Tướng của Tuế vậy. Thống ngự uy vũ, tổng lĩnh chiến phạt. Nếu tướng lệnh của quốc gia xuất quân, công thành, đánh trận, thì hợp đảm nhiệm, còn thông thường thì phát động bắt đầu làm cái gì cũng đều không được phạm vào".

Lý Đỉnh Tộ viết: "Mạnh Tuế Dần Thân Tị Hợi lấy Thắng Quang Ngọ. Trọng Tuế Tý Ngọ Mão Dậu lấy Tiểu Cát Mùi, Quý Tuế Thìn Tuất Sửu Mùi lấy Truyền Tống Thân, thêm trên Tuế gặp Thiên Cương Thìn, làm Đại Tướng Quân. Như năm Tý là năm Trọng, thì lấy Mùi thêm Tý của Tuế, đếm thuận tới Dậu được Thìn, thì Dậu là Đại Tướng Quân vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó. (QNB chú: chỗ này sách viết có điểm nhầm lẫn, độc giả lưu ý).

Tào Chấn Khuê viết: "Đại Tướng Quân, đức của nó trung trực, thường cư ở Tứ Chính, 3 năm 1 lần chuyển dịch, chỗ nó quản lý, có thể lấy tướng lệnh ra quân, tuyển uy dũng, dùng chinh phạt bất nghĩa".

Đối chiếu: Đại Tướng Quân ấy, thống ngự chức của võ thần, có tượng của Hộ Vệ Hổ Bôn. Cho nên cư ở vị trí Tứ Chính, mà theo sau của vua Tuế vậy. Như Dần Mão Thìn Tuế ở phương Đông, thì cư ở chính Bắc; Tị Ngọ Mùi Tuế ở phương Nam, thì cư ở chính Đông; Thân Dậu Tuất Tuế ở phương Tây, thì cư ở chính Nam; Hợi Tý Sửu Tuế ở phương Bắc, thì cư ở chính Tây vậy.


Tuế Hình

"Tằng Môn Kinh" viết: "Tuế Hình ấy, thần của nhục hình vậy. Kim cứng lửa mạnh, tất cả các nơi nó trông giữ, cây rụng về cội, nước chảy tới cạn".

Dực Phụng viết: "Tị Dậu Sửu, vị trí của Kim, Hình tại phương Tây, nói Kim ỷ vào thứ cứng rắn của nó, chớ có đối đầu; Dần Ngọ Tuất, vị trí của Hỏa, Hình tại phương Nam, nói hỏa ỷ vào thứ mạnh mẽ của nó, chớ có đối đầu; Hợi Mão Mùi, vị trí của Mộc, Hình tại phương Bắc, nói Mộc ỷ vào vinh hoa, cho nên âm khí hình, khiến cho tàn tạ; Thân Tý Thìn, vị trí của Thủy, Hình tại phương Đông, nói Thủy ỷ vòa tính âm tà, cho nên dương khí hình, khiến cho không hồi phục. Vì lẽ đó Tý Hình Mão, Sửu hình Tuất, Dần hình Tị, Mão hình Tý, Tị hình Thân, Mùi hình Sửu, Thân hình Dần, Tuất hình Mùi, Thìn Ngọ Dậu Hợi là tự hình vậy".

"Quảng Thánh Lịch" viết: "Chỗ của Tuế Hình, công phá thành, đánh trận không thể phạm vào, động thổ, khởi công cũng cần phải tránh, phạm vào thì gặp nhiều tranh đấu".

Đối chiếu: Thuyết của tương hình, họ Dực nói rất rõ ràng. Đại thể lấy Tị Dậu Sửu hình Thân Dậu Tuất, thì Tị hình Thân, Dậu tự hình, Sửu hình Tuất vậy; lấy Dần Ngọ Tuất hình Tị Ngọ Mùi, thì Dần hình Tị, Ngọ tự hình, Tuất hình Mùi vậy; lấy Thân Tý Thìn hình Dần Mão Thìn, thì Thân hình Dần, Tý hình Mão, Thìn tự hình vậy; lấy Hợi Mão Mùi hình Hợi Tý Sửu, thì Hợi tự hình, Mão hình Tý, Mùi hình Sửu vậy.


Tuế Phá

"Quảng Thánh Lịch" viết: "Tuế Phá ấy, thần của chỗ xung với Thái Tuế vậy. Chỗ của nó không thể tu sửa, khởi tạo, di tỷ (dọn chuyển, thay đổi), giá thú, viễn hành, phạm vào thì chủ hao tài tốn vật hại đến phụ huynh. Chỉ có việc chiến phạt hướng đến thì cát".

"Mình Thời Tổng Yếu" viết: "Tuế Phá ấy, năm Tý tại Ngọ, thuận hành 12 thần vậy".
 
 
Tuế Sát

"Thần Khu Kinh" viết: "Tuế Sát ấy, âm khí rất độc, gọi là sát vậy. Thường cư ở Tứ Quý, gọi là âm khí của Tứ Quý, có thể đi lại trên bầu trời".

Lý Đỉnh Tộ viết: Dần Ngọ Tuất, Sát tại Sửu; Tị Dậu Sửu, Sát tại Thìn; Thân Tý Thìn, Sát tại Mùi; Hợi Mão Mùi, Sát tại Tuất".

"Quảng Thánh Lịch" viết: "Chỗ của Tuế Sát, không thể nói bừa, xây dựng, kinh doanh, di tỷ (dọn chuyển, thay đổi), phạm vào thị hại đến con cháu, lục súc".

Tào Chấn Khuê viết: "Sát ấy, vị trí tam hợp ngũ hành thành hình, cái gọi là dưỡng chính là vậy, đại để thành hình của vật, mẹ phải có tổn thương, cho nên gọi là sát".


Kiếp Sát

"Thần Khu Kinh" viết: "Kiếp Sát ấy, âm khí của Tuế vậy, chủ có sự sát hại. Chỗ của nó quản lý, kị có sự hưng tạo, phạm vào chủ có tai nạn, trộm cướp, sự việc đao thương".

Lý Đỉnh Tộ viết: năm Dần Ngọ Tuất tại Hợi, năm Hợi Mão Mùi tại Thân, năm Thân Tý Thìn tại Tị, năm Tị Dậu Sửu tại Dần vậy." Ý nghĩa xem ở tiết bên dưới.


Tai Sát

"Thần Khu Kinh" viết: "Tai Sát ấy, vị trí của ngũ hành âm khí vậy". Thường cư ở trước Kiếp Sát 1 thần, chủ về tai bệnh, tật ách. Chỗ của nó quản lý, không thể đặt hướng, xây dựng, kiến tạo. Phạm vào thì chủ gánh lấy có bệnh hoạn.

"Động Nguyên Kinh" viết: "Kiếp Sát khởi ở Tuyệt, Tai Sát khởi ở khắc. Giả như năm Thân Tý Thìn hợp Thủy cục, Thủy tuyệt ở Tị, cho nên Kiếp Sát tại Tị, Thai ở Ngọ, thêm Thủy với với Ngọ Hỏa tương khắc, cho nên Tai Sát tại Ngọ vậy; năm Tị Dậu Sửu hợp Kim cục, Kim Tuyệt ở Dần cho nên Kiếp Sát tại Dần, Thai ở Mão, thêm Kim với Mão Mộc tương khắc, cho nên Tai Sát tại Mão vậy. Ngoài ra phỏng theo đó".

Đối chiếu: Kiếp Sát, Tai Sát, Tuế Sát chính là Tam Sát. Như họ Tào nói thì là vị trí của tam hợp ngũ hành Tuyệt Thai Dưỡng vậy, mà đối với Tuyệt Thai Dưỡng thì Mộ khố ở sau và Trường Sinh ở trước. Thần Khu Kinh gọi là âm khí chính là vậy, hoặc gọi là Tam Sát ấy, chỗ xung của tam hợp ngũ hành, cho nên có thuyết của việc hợp hướng về và không hợp với tọa, như Thân Tý Thìn hợp Thủy cục, Thủy vượng ở phương Bắc, thì phương Nam là chỗ xung của nó vậy, cho nên Tam Sát ở tại phương Nam gồm Tị Ngọ Mùi, ngoài ra cứ phỏng theo đó.


Phc Binh Đại Ha

"Lịch Lệ" viết: "Phục Binh, Đại Họa ấy, ngũ binh của Tuế vậy. Chủ thay đổi việc binh, hình sát, chỗ của nó quản lý, kỵ xuất binh, hành quân và tu tạo, phạm vào chủ có sai lầm hại binh, nhục hình".

Lê Cán viết: "Năm Dần Ngọ Tuất, Phục Binh tại Nhâm, Đại Họa tại Quý; năm Hợi Mão Mùi, Phục Binh tại Canh, Đại Họa tại Tân; năm Thân Tý Thìn, Phục Binh tại Bính, Đại Họa tại Đinh; năm Tị Dậu Sửu, Phục Binh tại Giáp, Đại Họa tại Ất chính là vậy".

Tào Chấn Khuê viết: "Phục Binh Đại Họa ấy, lấy Dương Can của tướng vị tam hợp ngũ hành làm Phục Binh, Âm Can là Đại Họa. Phục Binh tai vạ rất lớn, tổn hại nhẹ. Nhưng Mộc Hỏa lấy cái nó đến khắc, Kim Thủy thì lấy cái nó bị khắc, đại khái Kim là Bạch Hổ, có thể giết vạn vật, Thủy là Huyền Vũ, có thể sau rốt vạn vật. Cho nên ngược lại lấy cái sở khắc làm kị vậy".

Đối chiếu: Phục Binh Đại Họa ngay cạnh chỗ khoảng của Tam Sát, như năm Thân Tý Thìn thì Tam Sát tại Tị Ngọ Mùi, Phục Binh Đại Họa sẽ ở Bính Đinh chính là vậy, ngoài ra cứ phỏng theo đó.


Quan Phù

"Lịch Lệ" viết: "Quan Phù ấy, hung thần của Tuế vậy. Chủ sự việc của quan phủ, tố tụng. Chỗ của nó quản lý, không thể khởi công động thổ, phạm vào thì chủ có việc hình ngục kiện tụng. Thường cư ở trước Tuế 4 thần.

Tào Chấn Khuê viết: "Quan chấp chưởng tín phù trong năm, chức của văn quyền vậy. Thường cư ở thần trước tam hợp, cho nên tiền thần là văn quan, hậu thần là võ chức. Giả sử Tuế tại Dần, mà Dần Ngọ Tuất là tam hợp Hỏa cục, thì Ngọ có Quan Phù, văn quyền vậy; Tuất có Bạch Hổ, võ chức vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó.
 
 
Kim Thn

"Hồng Phạm Thiên" viết: "Kim Thần ấy, tinh của Thái Bạch, thần của Bạch Thú. Chủ về chiến tranh, loạn lạc chết chóc, thủy hạn, dâm dịch (dịch bệnh tràn lan). Chỗ của nó quản lý, kị xây thành trì, lập cung thất, dựng lầu gác, mở vườn tược, khởi công, thượng lương, xuất quân, chinh phạt, di tỷ, giá thú, viễn hành, phó nhậm, nếu phạm vào Kim Thần ấy thì tai vạ rất nặng".

"Kham Dư Kinh" viết:
"Giáp Kỷ chi niên tại Ngọ, Mùi, Thân, Dậu
Ất Canh chi niên tại Thìn, Tị
Bính Tân chi niên tại Tý, Sửu, Dần Mão, Ngọ, Mùi
Đinh Nhâm chi niên tại Dần, Mão, Tuất, Hợi
Mậu Quý chi niên tại Thân, Dậu, Tý, Sửu".

Tào Chấn Khuê viết: "Kim Thần ấy, lấy Can năm ngũ hổ, bắt đầu trải qua gặp vị trí của Canh, Tân và Nạp Âm Kim thì chính là nó vậy. Giả sử như năm Giáp năm Kỷ, khởi Bính Dần, tư Dần thuận hành được Canh Ngọ, Tân Mùi, lại thêm Nhâm Thân và Quý Dậu đều có Nạp Âm là Kiếm Phong Kim, cho nên năm Giáp Kỷ thì Ngọ, Mùi, Thân, Dậu là Kim Thần vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó".


Phá Bi Ngũ Qu

"Càn Khôn Bảo Điển" viết: "Ngũ Quỷ ấy, tinh khí của ngũ hành vậy, chủ các việc hư hao, chỗ của nó quản lý không thể khởi sự, đề cử, phạm vào chủ hao tán tài vật".

"Lịch Lệ" viết: "Năm Giáp Nhâm tại Tốn; năm Ất Quý tại Cấn; năm Đinh tại Chấn, năm Mậu tại Ly; năm Kỷ tại Khảm; năm Canh tại Đoài; năm Tân tại Càn".

Tào Chấn Khuê viết: "Thiên Văn Chí nói rằng, Tú (chòm sao) Quỷ có 5 nguyên nhân, lấy làm tên cái phá bại, xung mà tán vậy".

Đối chiếu: Phép Nạp Giáp, Càn nạp Giáp Nhâm, chỗ xung của nó (tức Càn) ở Tốn, cho nên năm Giáp Nhâm (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) tại Tốn vậy; Khôn nạp Ất Quý, chỗ xung của nó (Khôn) ở Cấn, cho nên năm Ất Quý (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Cấn vậy; Cấn nạp Bính, chỗ xung của nó (Cấn) ở Khôn, cho nên năm Bính (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Khôn vậy; Đoài nạp Đinh, chỗ xung của nó (Đoài) ở Chấn, cho nên năm Đinh (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Chấn vậy; Khảm nạp Mậu, chỗ xung của nó (Khảm) tại Ly, cho nên năm Mậu (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Ly vậy; Ly nạp Kỷ, chỗ xung của nó (Ly) tại Khảm, cho nên năm Kỷ (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Khảm vậy; Chấn nạp Canh, chỗ xung của nó (Chấn) tại Đoài, cho nên năm Canh (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Đoài; Tốn nạp Tân, chỗ xung của nó (Tốn) tại Càn, cho nên năm Tân (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) tại Càn vậy.


Thái Tuế t h thn sát xut du nht

"Lịch Lệ" viết: "Thái Tuế xuất du nhật ấy, ngày Giáp Tý xuất du ở Đông, ngày Kỷ Tị quay lại vị trí; ngày Bính Tý xuất du ở Nam, ngày Tân Tị quay lại vị trí; ngày Mậu Tý xuất du ở Trung Cung, ngày Quý Tị hoàn vị; ngày Canh Tý xuất du ở Tây, ngày Ất Tị hoàn vị; ngày Nhâm Tý xuất du ở Bắc, ngày Đinh Tị hoàn vị; tổng cộng xuất du 25 ngày".

Tào Chấn Khuê viết: "Thái Tuế chư thần ấy, cái hóa Địa Chi của âm khí vậy. Từ Tý đến Tị là các thần Dương khí tráng kiện thịnh vượng, âm khí thụ chế ở Dương thần, không dám nắm quyền, cho nên người ta nói nó xuất du vậy".

Đối chiếu: Xuất du nhật, đều dùng can ngày ngũ Tý làm nơi đi đến. Giáp là Mộc phương Đông, cho nên ngày Giáp Tý nó Đông du; Bính là Hỏa phương Nam, cho nên ngày Bính Tý nó Nam du; Canh là Kim phương Tây, cho nên ngày Canh Tý nó Tây du; Nhâm là Thủy phương Bắc, cho nên ngày Nhấm Tý nó Bắc du; Mậu là Thổ ở Trung Ương, cho nên ngày Mậu Tý nó du hành ở Trung Cung. Số 5 ấy, là cực của số Sinh, cho nên mọi cái đều xuất du 5 ngày, (nên) 5 (lần) 5 (của nó) là 25 vậy.


Ngũ Tính tu trch

Tiếng Cung là Thổ, tiếng Thương là Kim, tiếng Giốc là Mộc, tiếng Chủy là Hỏa, tiếng Vũ là Thủy, nếu như Tuế gặp vị trí Tuyệt, là khí Tuyệt, Thai, là Bạch Hổ. Bản thân Mộ là Đại Mộ, xung Mộ là Tiểu Mộ, khắc Tuế Chi là hại tài vật, cái Tuế Chi đến khắc là Quỷ tặc, đồng loại là Đại Thông, tương sinh là là Tiểu Thông.
Như họ nhà Cung thuộc Thổ, có Trường Sinh ở Thân, thì năm Tị khí Tuyệt, năm Ngọ Bạch Hổ, năm Thân Dậu Tiểu Thông, năm Thìn Đại Mộ, năm Tuất Tiểu Mộ, năm Sửu Đại Thông, năm Hợi Tý hại tài, năm Dần Mão Quỷ Tặc vậy.
Họ nhà Thương thuộc Kim, năm Dần khí Tuyệt, năm Mão Bạch Hổ, năm Sửu Đại Mộ, năm Mùi Tiểu Mộ, năm Tị Ngọ Quỷ Tặc, năm Thân Dậu Đại Thông, năm Thìn Tuất Hợi Tý Tiểu Thông vậy.
Họ nhà Giốc thuộc Mộc, năm Thân là khí Tuyệt Quỷ Tặc, năm Dậu là Bạch Hổ Quỷ Tặc, năm Mùi là Tiểu Mộ, năm Thìn Tuất là hại tài, năm Dần Mão là Đại thông, năm Tị Ngọ Hợi Tý là Tiểu Thông vậy.
Họ nhà Chủy thuộc Hỏa, năm Hợi là Khí Tuyệt Quỷ Tặc, năm Tý là Bạch Hổ Quỷ Tặc, năm Tuất là Đại Mộ, năm Thìn là Tiểu Mộ, năm Thân Dậu là Hại tài, năm Dần Mão Sửu Mùi là Tiểu Thông, năm Tị Ngọ là Đại Thông vậy.
Họ nhà Vũ thuộc Thủy, thì năm Tị là Khí Tuyệt, năm Ngọ là Bạch Hổ, năm Sửu Mùi là Quỷ Tặc, năm Thìn là Đại Mộ, năm Tuất là Tiểu Mộ, năm Dần Mão Thân Dậu là Tiểu Thông, năm Hợi Tý là Đại Thông vậy.
Khởi Tháng với Năm như nhau, hợp tháng Đại Thông Tiểu Thông, không hợp tháng Đại Mộ Tiểu Mộ, như tuyển trạch tu tạo bao lâu không dùng nó, đang còn lưu dùng chiếu theo sách cổ.
 
 
Nam N cu cung

Thượng Nguyên Giáp Tý nam khởi cung 7, nữ khởi cung 5; Trung Nguyên Giáp Tý nam khởi cung 1, nữ khởi cung 2; Hạ Nguyên Giáp Tý nam khởi cung 4, nữ khởi cung 8; nam thuận nữ nghịch, nam cung 5 thì gửi ở cung 2, nữ cung 5 thì gửi cung 8. Nay lấy định lệ của Tam Nguyên Cửu Tinh mà suy, thì cái khởi Đoài 7, chính là dưới đó không thể không là Thượng Nguyên vậy, cái mà khởi Khảm 1, chính là Thượng Nguyên không phải là Trung Nguyên vậy, cái mà khởi Tốn 4, chính là Trung Nguyên chẳng phải Hạ Nguyên vậy, không biết truyền lại từ khi nào. Nay các Âm Dương Gia dùng làm cái dụng hợp hôn, chẳng có lý giải, đến nỗi dùng Trung 5 phối cái 2 8, thì do các thuyết của Khôn Cấn thuộc Thổ vậy.


Hết quyển 2

 

img img img img img