028.6683.6980

Hotline 24/7: 091.668.9880

info@bacdautravel.com

Bí mật việc trồng cây Nêu trong ngày tết Táo quân

 

Bí mật việc trồng cây Nêu trong ngày tết Táo quân - 23 tháng Chạp

Quách Ngọc Bội



Cây Nêu, cây Tre, là đặc trưng gắn liền mật thiết với văn hóa của người Việt. Trong các ngày Lễ, Tết, đều được dành cho một mục quan trọng là dựng nêu lên để đánh dấu sự bắt đầu, hạ nêu xuống để đánh dấu sự kết thúc của Lễ, Hội, Tết,...

Chìa khóa giải mã vấn đề này: Tục ngữ có câu "lập can kiến ảnh" (dựng sào thấy bóng), cũng là một sự mô tả việc ấy. Nguyên cớ là Thời Gian. Để xác định cho chính xác Giờ trong ngày thì người xưa phải dựng nêu, cắm sào, để đo bóng nắng, theo đó mà xác định chính xác mốc Chính Ngọ để tính ra điểm chuyển ngày lúc bắt đầu giờ Tý, rồi các thời điểm chuyển các Canh Giờ khác trong ngày. Điều đó cực kỳ quan trọng để chọn giờ cúng tế, làm lễ giao tiếp với trời đất, thần linh.

Tết Nguyên Đán (ngày Lễ khởi nguyên của 1 năm) là một ngày Lễ Tiết đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của chúng ta. Do đó việc dựng nêu được thực hiện rất quy mô với nghi thức nghiêm chỉnh. Hình thành lễ gọi là Thượng Nêu, được tiến hành từ ngày 23 tháng Chạp, cho đến ngày mồng 7 tháng Giêng thì làm lễ Hạ Nêu. Tổng thời gian vừa đúng 15 ngày. Đây cũng là số ngày giữa 1 Tiết và 1 Khí trong phép Bình Khí của Lịch Pháp.
Mục đích thực của việc dựng nêu 15 ngày là để tính chính xác thời điểm chuyển ngày, chuyển năm, giờ Tý, Giao Thừa.

Xưa, làm lễ Thượng Nêu xong cái là làm lễ tiễn Táo Quân về trời để báo cáo sự việc trong cả năm với Ngọc Hoàng thượng đế.
Táo Quân, tên gọi đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.


Vì sao lại gọi là "Đông Trù"?
Thưa, cũng bởi nó có dấu tích của "vì Sao". Trù nghĩa là cái bếp, trong Thiên Văn cổ có chòm sao Thiên Trù gồm 6 ngôi nằm ở phía Đông của Tử Vi Viên, là mốc định vị phía Đông so với vị trí của Đế Tinh là sao Bắc Cực. Cho nên được Đông Trù. Lại được coi như Thần trấn giữ phía Đông, gọi là Quân coi như vua cai quản vùng phía Đông cho Đế Tinh. Đó là ở trên Trời, còn dưới Đất, thì do căn Bếp của dân dan thời xưa thường được làm ở phía Đông (bên trái của nhà hướng Nam) cho nên gọi là Đông Trù.

Việc chọn đúng ngày 23 tháng Chạp để thực hiện Lễ Dựng Nêu là do sử dụng phối hợp 2 yếu tố Âm-Dương Lịch mà ra.
Yếu tố Dương Lịch, như đã nói bên trên, căn cứ vào bóng Mặt Trời qua cây Nêu để tính toán các điểm chuyển Ngày và Giờ, chuyển Tiết và Khí, mỗi Tiết 15 ngày, mỗi Khí 15 ngày (theo Lịch Pháp cổ xưa dùng cách tính Bình Khí để chia mỗi khoảng Tiết - Khí thành trung bình 15 ngày). Còn yếu tố Âm Lịch thì căn cứ vào ngày Hạ Huyền (23 âm lịch) khi Mặt Trăng ở góc vuông (lần thứ hai trong tháng) với trục Trái Đất - Mặt Trời, để cho việc phối hợp tính toán Ngày Sóc đầu Tháng âm lịch tiếp theo, đồng thời tính toán nhiều yếu tố khác trong Thiên Văn học cổ.

Ngày xưa, trên cây Nêu còn có treo dải lụa viết chữ, treo cái thiệp cầu phúc, treo mấy con cá chép giấy,... đại thể là treo cái gì cũng được nhưng phải nhẹ và đón gió. Mục đích của việc này là để tính toán hướng gió.

Không chỉ có ở Triều Đình dựng cây Nêu, mà người ta dựng Nêu ở nhiều nơi. Lấy tâm là Hoàng Cung và đi ra 4 phía Đông Tây Nam Bắc để dựng Nêu, nhằm thu thập được nhiều dữ liệu nhất, phục vụ cho phép tính toán Lịch Pháp chính xác hơn. Thế mới lan truyền trong dân gian tục lệ cứ 23 Tết là nơi nơi dựng cây Nêu.

Dựng Nêu là phải làm lễ long trọng. Thể hiện sự tôn kính với đất trời, với tự nhiên. Cho nên cái tục cúng vái ngày 23 tháng Chạp xuất hiện.

Ở trên đã nói đến việc treo cá chép vải/giấy trên cây Nêu để quan sát hướng Gió.
Tiếp đây lại nói đến lúc đi thả cá chép ở sông là để nhằm mục đích quan sát dòng Nước, mực Nước.

Cho nên, ngày lễ này, người xưa không chỉ Ngưỡng Quan (ngẩng lên) xem Thiên Văn mà còn Phủ Sát (cúi xuống xem xét) các hiện tượng Địa Lý.

 

Cây Nêu

img img img img img