028.6683.6980

Hotline 24/7: 091.668.9880

info@bacdautravel.com

Các Nhân Vật Được Đẩu Số Sử Dụng Hình Tượng - Văn Khương

 

Các Nhân Vật Được Đẩu Số Sử Dụng Hình Tượng 

 

VĂN KHƯƠNG

 

Còn gọi là Tề Văn Khương, một công chúa của nước Tề thời Xuân Thu và là phu nhân của Lỗ Hoàn công, mẹ của Lỗ Trang công.

Nàng là dòng dõi Tề Thái công Khương Tử Nha, có nhan sắc tuyệt vời, mặt hoa mày liễu, lại thêm học hành thông thái, Văn chương thi phú rất giỏi, ứng đúng với cái tên là Văn Khương.

Phú văn môn Đẩu Số có viết:
"Tề nữ kiến Kim phu giai do Phá Quân phùng Thiên Mã"

Giải:
"Tề tử" hay "Tề nữ" cũng đều cùng ý nghĩa, chúng dùng nói về "người con gái nước Tề" mà cụ thể là nàng Văn Khương.

Ở trong Kinh Thi có đoạn tả cảnh nàng Văn Khương đi sang nhà chồng ở nước Lỗ (lấy vua nước Lỗ là Lỗ Hoàn Công) dùng chữ "Tề tử" 齊 子:
Lỗ đạo hữu đãng,
Tề tử do quy.
Ký viết quy chỉ,
Hạt hựu hoài chỉ.
(Đường qua nước Lỗ mịt mùng,
Theo chồng Tề nữ thuận tùng phải đi.
Đã đành rằng phải vu quy,
Sao còn ôm khối tình si trong lòng).

Phá Quân vốn là tên của sao Dao Quang ở đuôi của chòm Bắc Đẩu thất tinh, quỹ đạo của nó tạo ra khi quay quanh sao Bắc Cực (Thái Ất, Thái Nhất, Tử Vi) là lớn nhất, động tính mạnh nhất, khi Thất Chính đi vào chỗ sở tọa của Phá Quân thì dấy lên điềm hung nhưng khi ở chỗ đối cung với nó thì nảy sinh cát tượng, cho nên cổ nhân tổng kết quy luật "Dao Quang vi Bắc Đẩu chi Tiêu, sở tọa ư hung, sở chỉ ư cát" (Dao Quang là Tiêu tinh là cái đuôi của chòm sao Bắc Đẩu, chỗ tọa của nó thì hung, còn chỗ nó chỉ tới thì cát). Bởi vậy mà cái bố sáng tạo ra môn Đẩu Số (cứ tạm gọi là Trần Đoàn), khi muốn đặt tên cho 1 điểm tọa độ toán học trong Thiên Văn mà có các tính chất tương tự như thế liền mượn ngay cái tên Phá Quân để đặt làm giả tinh để mà sử dụng trong môn này.

Phá Quân vốn có động tính cực mạnh, chỗ sở tọa của nó vốn tàng hung, lại hãm địa càng hung ở đất Tứ Mã, khi gặp Thiên Mã thì tính động càng gia tăng, đã hung lại còn động cho nên mới gán cho sự long đong lận đận (xe hỏng mà phải dắt bộ thì cũng là long đông lận đận), nam lãng đãng nữ đa dâm, như có câu "Phá Quân, Tham Lang phùng Thiên Mã, nam lãng đãng, nữ đa dâm" (cái chữ "dâm" này nên chú ý là do cái quy chuẩn đạo đức và thể chế xã hội hủ nho phong kiến nó gán như vậy, chứ thời nay thì đã có khác rồi. Thời xưa thì người nữ cần an định, yên phận, nếu vì lý do nào đó mà chịu cảnh long đong phiêu đãng thì thường là như bà Vương Thúy Kiều đi làm ở công ty thờ thần Bạch My, cho nên mới bị quy kết như thế).

Trở lại một chút với bà Văn Khương, nói cho công bằng thì bà này cũng đa dâm thật sự, bởi vì từ nhỏ đã tư thông gian tình với người anh cùng cha khác mẹ là Khương Chư Hi (sau ông này làm vua Tề Tương Công của nước Tề), đến khi lấy vua Lỗ Hoàn Công mà vẫn còn ôm khối tình si, nhân khi theo Lỗ Hoàn Công đi gặp Tề Tương Công thì lại xảy ra chuyện thông dâm với Tề Tương Công, khiến cho Lỗ Hoàn Công nổi giận. Và cũng vì chuyện này mà Lỗ Hoàn Công bị Tề Tương Công lập mưu sát hại.
Sau khi chồng chết, bà Văn Khương công khai về ở Tề Tương Công luôn.

Đại thể cái bà này đều có chồng là vua cho nên trong câu phú trên dùng từ "Kim phu" để mô tả, chứ không phải "Kim phu" = "người đàn ông nước Kim" như cụ Thái Vân Trình đã nói.

 

img img img img img