028.6683.6980

Hotline 24/7: 091.668.9880

info@bacdautravel.com

Câu thơ toán học và lễ hội Tình Nhân của Nguyễn Du

 

Câu thơ toán học và lễ hội Tình Nhân của Nguyễn Du

Ngày Xuân con én đưa thoi,
Thiều Quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh Minh trong Tiết tháng Ba,
Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

* 韶光 Thiều Quang: ánh sáng tươi đẹp của Mặt Trời trong mùa Xuân.
Mùa Xuân có 3 tháng, gồm 90 ngày được chia thành Mạnh Xuân (nguyệt kiến Dần), Trọng Xuân (nguyệt kiến Mão), Quý Xuân (nguyệt kiến Thìn).

Mặt Trời theo đường Hoàng Đạo đi trên Thiên Cầu với chiều nghịch kim đồng hồ, mỗi ngày đi được chừng 1 độ, gọi là "nhất nhật hành nhất độ". Cho nên, kể từ tiết Lập Xuân, trải 15 ngày, đến khí Vũ Thủy, trải 15 ngày, đến tiết Kinh Chập, trải 15 ngày, đến khí Xuân Phân, trải 15 ngày. Tổng trường độ trải qua 60 ngày sẽ đến tiết Thanh Minh.

* Lưu ý 1 điều (chắc ai đó sẽ cần): kể từ đầu Xuân (Lập) cho đến giữa Xuân (Phân) có trường độ = 15x3 = 45 ngày. Đem con số 45 này bỏ vào trong Lạc Thư, cứ theo bát quái mà vận hành thì sẽ khai phá được rất nhiều điều bí mật của các môn Thuật số cũng như phép Linh quy thám huyệt của Đông Y. Tại đây tôi không lan man để quay lại với sự chuẩn xác của cụ Nguyễn Du.

Ta thấy, cụ Tố Như nói rất rõ ràng "Thanh Minh trong Tiết tháng Ba", với chữ Tiết để nhấn mạnh cách dùng Lịch Thái Dương (với Tiết-Khí nông lịch theo Mặt Trời) và theo đó thì tiết Thanh Minh luôn luôn bắt đầu cho tháng Ba. Đây cũng chính là loại Lịch mà hầu hết các môn Thuật số như Kỳ Môn Độn Giáp, Phong Thủy, Lục Hào Bốc Phệ, Tử Bình Tứ Trụ, Bát Tự Hà Lạc, Quỷ Cốc Toán Mệnh,... đều dùng làm cơ sở.

Cụ Tố Như không phải sử dụng Lịch Thái Âm (với Sóc-Vọng của Mặt Trăng) cho nên, nếu cứ đi soi như trong bài của tác giả Fansipan và mấy ông soạn Từ Điển trong link được dẫn thì có mà đến mùa quýt cũng không rõ được nghĩa, mà chỉ tổ làm cho càng ngày càng rối rắm.

Cũng phải nói thêm, thuật ngữ "Nông Lịch" xưa nay vẫn bị dùng sai và hiểu nhầm nó là Âm Lịch (Lịch Mặt Trăng). Kỳ thực không phải như vậy, việc trồng trọt của nhà Nông là phụ thuộc tới 9 phần vào Dương lịch Mặt Trời. Bởi vì ánh nắng nó quyết định Ngày-Đêm, ánh sáng -> nhiệt độ -> áp suất,... rồi có chênh lệch áp suất mới tạo ra gió, mới tạo ra mưa,... rồi có sấm sét mới giải phóng Nitrogen tạo thành đạm cho cây trồng. Cho nên ca dao mới có câu:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Âm lịch Mặt Trăng chỉ ảnh hưởng 1 phần đến nông vụ, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là thông qua tác động của lực hấp dẫn gây ra sự thay đổi của thủy triều.

* 踏青 Đạp Thanh
Rất nhiều người lý giải Đạp Thanh là cái Hội dẫm (Đạp) lên cỏ xanh (Thanh). Nghe có vẻ hơi bị... phá hoại môi trường ?
Thực ra, về nghĩa đen thì Đạp Thanh đúng là dẫm lên cỏ ở... bờ đê ven sông, nhưng nó chỉ được mượn dùng để ám chỉ nghĩa bóng cho một sự kiện cất bước đi xem (Đạp) các nam thanh nữ tú (Thanh). Và nó chính là Chợ Tình, ngày hội Tình Nhân, để thanh niên tới tuổi cập kê đi xem mặt, gặp mặt, ngắm nhìn những đối tượng đã/chưa nghe tiếng. Bởi lễ giáo phong kiến ngày xưa là rào cản đối với chuyện tự do gặp gỡ và tự do yêu đương của giới thanh niên.

Chợ Tình thì chúng ta đã biết, ở nước ta từ miền xuôi đến miền ngược (núi) đều có chung cái lệ đến mùa Xuân sẽ tổ chức 1 phiên Chợ Tình cho nam thanh nữ tú giao lưu. Phong tục này vẫn còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay và trở thành tiêu điểm của các dịch vụ du lịch ở nhiều địa phương. Truyện Kiều được lấy bối cảnh ở khu vực Giang Nam, đó cũng là vùng đất thuộc về tộc người Bách Việt của chúng ta, nên phong tục cũng chẳng có gì khác lạ.

Cụ Tố Như tuy làm thơ thể Lục-Bát nhưng lại vận dụng rất xảo diệu cái luật đối của Đường thi:
Lễ là Tảo Mộ,
Hội là Đạp Thanh.
Lấy chữ Lễ đối với Hội, lấy phong tục Tảo Mộ (quét dọn mộ phần) thuộc về Âm để đối với phong tục Đạp Thanh (trai gái hẹn hò) thuộc về phần Dương.

Thánh thơ Thôi Hộ cũng là trong 1 lần dự hội Đạp Thanh mà đi lạc vào Đào Hoa sơn trang rồi bị tiếng sét ái tình mà có bài thơ bất hủ:
Khứ niên, kim nhật, thử môn trung
Nhân diện, đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong

Nghĩa là:
Năm ngoái, ngày này cũng nơi đây
Hoa đào má thắm đỏ hây hây
Chẳng hay người đẹp đi đâu vắng
Hoa vẫn tươi cười với gió xuân.

-------

https://phanxipang.wordpress.com/…/thanh-minh-trong-ti%E1%…/

https://phanxipang.wordpress.com/…/thanh-minh-trong-ti%E1%…/

img img img img img