028.6683.6980

Hotline 24/7: 091.668.9880

info@bacdautravel.com

Các Nhân Vật Được Đẩu Số Sử Dụng Hình Tượng - Vương Hàn

 

Các Nhân Vật Được Đẩu Số Sử Dụng Hình Tượng

 

VƯƠNG HÀN

Tên tự là Tử Vũ (687-735), người đất Tấn Dương (nay thuộc Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Thi đỗ tiến sĩ vào năm Cảnh Vân nguyên niên (710) đời Đường Duệ tôn. Trưởng sử Tịnh châu là Trương Huệ Trinh hâm mộ tài Hàn, đề bạt ông làm Huyện úy Xương Nhạc. Năm Khai Nguyên thứ 9 (721), Trương Duyệt khi lên làm Tể tướng đã triệu Hàn về làm Bí thư Chính tự, để giúp mình trong các công việc thư tịch.

Vương Hàn con nhà giàu có, tính tình hào phóng phong lưu, trong nhà nhiều ngựa quý, có nuôi cả ban kỹ nhạc. Hàn thường khi uống rượu vui chơi vẫn tự sánh mình với bậc vương hầu, thành thử bị nhiều người đố kỵ. Năm 726, Trương Duyệt thất sủng, phải giáng làm Trưởng sử Nhữ Châu, Vương Hàn cũng liên lụy, bị đổi ra Tiên Châu (nay thuộc Liêu Ninh) làm chức nhàn quan hữu danh vô thực là Biệt giá. Sau ông lại bị biếm ra Đạo Châu (nay thuộc huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam) làm Tư mã, cũng là chức nhàn quan.

Vương Hàn tính tình cuồng phóng, lại thêm hoạn lộ gập ghềnh bất như ý, từ đó hun đúc nên tài thơ ông. Thơ Hàn gân guốc cứng cỏi nhưng dạt dào tình cảm, là thi nhân đứng đầu trường thơ biên tái Thịnh Đường. Với bài “Lương Châu từ”, Vương Hàn được người đời tôn làm quỳnh lâm ngọc thụ trên thi đàn.

Ông này Mệnh lập tại cung Thân (khỉ), Di có Cự Nhật ở Dần, Quan có Đồng Âm ở Tý, Tài có Cơ Lương ở Thìn.
Năm 687 là Đinh Hợi nên mệnh cách này được đủ Khoa Quyền Lộc hợp chiếu, Di cung Cự Kị xung chiếu.

Sách nói:
Tử Vũ tài năng Cự tú Đồng Lương xung thả hợp.

Câu 42 của Đẩu Số trực đoán 150 điều lại nói:
Thái Dương hội Cự Môn ở Thiên Di cung, thấy Sát Kị, chủ chết nơi đất khách quê người.

Quả là ứng nghiệm với Vương Hàn. Ông mất vào thời Đường Huyền Tôn, lúc đang trên đường trấn nhậm Đạo Châu.

Khúc "mã thượng" trong bài Lương Châu từ, cũng là một đề tài mà xưa nay đã khiến cho nhiều người bị hiểu lầm:

Bồ Đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

(Rượu vang màu đẹp chén pha lê
Sắp uống đàn vang hành khúc hề
Say gục sa trường đừng cười nhé
Xưa nay chinh chiến mấy ai về).

Cái câu "Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi", trước giờ nhiều người hiểu nhầm là "Muốn uống mà đàn tỳ bà lại vang lên giục dã phải lên ngựa ra đi". Kỳ thực thì ông ta chẳng phải đi đâu cả, chỉ là ngay lúc ấy thì đàn tỳ bà chuyển sang khúc nhạc thuộc thể loại hành khúc có tính chất giục giã... zô zô 100%

Trong chòm sao Bắc Đẩu Thất Tinh thì có sao Văn Khúc (ở vị trí thứ 4) và Vũ Khúc (ở vị trí thứ 6). Còn trong âm nhạc xưa cũng có 2 loại giai khúc là Văn Khúc và Vũ Khúc.

Văn Khúc là những khúc nhạc có giai điệu trữ tình, tiết tấu chậm, da diết, tả cảnh tả vật thơ mộng như khúc "Phụng cầu Hoàng" của chàng Tư Mã Tương Như tán tỉnh nàng Trác Văn Quân, như khúc "Nghê Thường", khúc "Cao sơn lưu thủy",...
Vũ Khúc là những khúc nhạc có giai điệu hùng tráng, bi tráng, tiết tấu thường nhanh gấp gáp, tả cảnh hành quân, chiến trận như khúc "Thập diện mai phục", "Bá vương xả giáp",..

Như vậy, khúc nhạc "mã thượng" mà Vương Hàn miêu tả chính là thuộc thể loại Vũ Khúc.
(Ai muốn tìm hiểu thêm về "Văn/Vũ - Khúc" thì đọc bài "Âm nhạc trong truyền Kiều" của cố GS. Trần Văn Khê).

Ngày xưa, nữ nhân vùng Giang Nam, Giang Đông, thường có cá tính rất mạnh mẽ, có sở trường về âm nhạc cho nên Văn Khúc, Vũ Khúc đều thông thạo, khi chơi Văn Khúc thì múa giải lụa thướt tha, khi chơi Vũ Khúc thì múa kiếm điệu nghệ. Nàng Đại Kiều (vợ của Tôn Sách), nàng Tiểu Kiều (vợ Chu Du) và nàng Tôn Nhân (Tôn Thượng Hương, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị) đều là những nhân vật đặc trưng. Sau này có nàng Vương Thúy Kiều cũng thông thạo Văn Khúc, Vũ Khúc. Nhưng mà số phận các nàng đó đều có chỗ khiếm khuyết, như Đại Tiểu Kiều thì đều tử biệt - sớm góa chồng, Tôn Nhân thì có chồng mà phải sinh ly đến cuối đời chết trong cô độc, Vương Thúy Kiều thì lưu lạc lầu xanh long đong bạc phận,...

Trong môn Đẩu Số, cổ thư đều cho rằng nữ mệnh không hợp với Văn Khúc (vì e ngại có dâm tính) và không hợp với Vũ Khúc (vì e ngại tính cương quả phụ), đều là những tính chất kết hợp từ các hình tượng tạp chiêm trong xã hội mà thành.

 

img img img img img